Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://data.ute.udn.vn/handle/123456789/1882
Nhan đề: Nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần nguyên liệu đến quá trình lên men enzyme rác
Tác giả: Kiều, Thị Hòa
Vũ, Văn Công
Phạm, Văn Lương
Từ khoá: Đồ án tốt nghiệp
Khoa Công nghệ Hóa học Môi trường
Năm xuất bản: 2/4/2024
Tóm tắt: Kết quả nghiên cứu thu được đã cho thấy rằng: Giá trị pH của các nghiệm thức trong suốt 90 ngày ủ dao động từ 3,4-6,5. Đây là mức pH phù hợp với quá trình lên men GE mà tiến sĩ Rosukon Poompanvong đã nghiên cứu. Giá trị axit acetic của các nghiệm thức ủ với đường cát vàng và axit acetic của các nghiệm thức ủ với mật mía có xu hướng giảm trong suốt 90 ngày ủ, giá trị này dao động từ 0,7% - 2,2%. Trong số 4 nghiệm thức được ủ với rỉ đường, nghiệm thức RĐ1 (chỉ được ủ với vỏ dứa) có giá trị axit acetic thấp nhất trong khoảng 0,6 – 0,7%, trong 90 ngày ủ. Giá trị tổng cacbon của các nghiệm thức ủ với đường cát ĐC1 và ĐC2 có giá trị tổng cacbon của các nghiệm thức ủ với đường cát có xu hướng giảm từ 4,5% và 5,6% ở 30 ngày xuống 3% và 5,2% ở 90 ngày. Giá trị tổng cacbon của mật mía có đạt giá trị cao nhất ở nghiệm thức MM4 ở thời gian 90 ngày ủ với giá trị là 7,9% và thấp nhất ở nghiệm thức MM1 90 ngày ủ là 2,8%. Trong suốt 90 ngày ủ, giá trị chất HĐBM của tất cả nghiệm thức ủ với đường cát, nghiệm thức ủ với mật mía, tất cả nghiệm thức ủ với rỉ đường đều có xu hướng giảm rõ rệt, dao động từ 0,8%-13,8%, các giá trị này vẫn thức phù hợp với chỉ tiêu của TCVN 6971-2001.
Định danh: http://data.ute.udn.vn/handle/123456789/1882
Bộ sưu tập: Ngành kỹ thuật môi trường

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
DATN_19MT_Luong-Cong. sửa sau bảo vệ (1).pdf
  Giới hạn truy cập
2.23 MBAdobe PDFHình minh họa
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.