Please use this identifier to cite or link to this item: http://data.ute.udn.vn:8080/handle/123456789/346
Title: Nghiên cứu khả năng xử lý rác hữu cơ nhà bếp của chế phẩm vi sinh vật bản địa IMO (Indigenous Microorganism)
Authors: Kiều, Thị Hòa
Tạ, Thị Vy
Keywords: Đồ án tốt nghiệp
Khoa Công nghệ Hóa học Môi trường
Issue Date: 14-Apr-2023
Abstract: Rác là hiểm họa của môi trường nhưng cũng là nguồn tài nguyên nếu chúng ta biết cách sử dụng, tái chế, khai thác và tái sử dụng. Khoảng 1/3 rác thải sinh hoạt là chất hữu cơ đặc biệt là rác thải nhà bếp có thể tái tạo một cách dễ dàng. Chất hữu cơ là một dạng nguyên liệu thô có thể biến thành phần phân hữu cơ có chất lượng tốt, đưa chất hữu cơ thiết yếu vào môi trường. Vì những lý do trên mà đề tài “ Nghiên cứu khả năng xử lý rác hữu cơ nhà bếp của chế phẩm vi sinh vật bản địa IMO (Indigenous Microorgranism)” được đề xuất nhằm hạn chế những tiêu cực mà rác thải gây ra góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe của con người. Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm vi sinh IMO trong phân hủy rác hữu cơ nhà bếp. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng với cùng một lượng rác được ủ như nhau là 4 kg rác trong các thùng ủ thì thùng ủ T1 (có sử dụng chế phẩm vi sinh IMO và sục khí liên tục) có quá trình phân hủy C diễn ra nhanh hơn và nhiều hơn so với thùng ủ T2 (có chế phẩm vi sinh IMO và chỉ khuấy đảo bằng tay 2 lần/ ngày), cụ thể lượng C giảm 37,3% và 27,4% sau 35 ngày ủ và giảm được 60,3% và 50,4% sau 44 ngày ủ lần lượt ở thùng ủ T1 và T2. Riêng thùng ủ T3 (ủ bằng nước và chỉ khuấy đảo bằng tay 2 lần/ngày) thì sau 44 ngày, lượng C chỉ giảm được 29,8%. Lượng NO3 - và NH4 + cũng thay đổi trong suốt quá trình ủ, và lượng NO3 - có xu hướng giảm dần để giải phóng N2, cụ thể giảm khoảng 50% sau 44 ngày ủ ở cả 2 thùng T1 và T2
URI: http://data.ute.udn.vn:8080/jspui/handle/123456789/346
Appears in Collections:Ngành kỹ thuật môi trường

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
TẠ THỊ VI 4AUG.pdf
  Restricted Access
3.06 MBAdobe PDFView/Open Request a copy


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.