Please use this identifier to cite or link to this item: http://data.ute.udn.vn:8080/handle/123456789/336
Title: Nghiên cứu môi trường dinh dưỡng để phân lập - nhân giống và nuôi trồng nấm Đông Trùng Hạ Thảo Cordyceps militaris
Authors: Trần, Thị Phú
Nguyễn, Đức Bảo Trân
Keywords: Đồ án tốt nghiệp
Khoa Công nghệ Hóa học Môi trường
Issue Date: 12-Apr-2023
Abstract: Nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris là loại nấm dược liệu quý, có giá trị kinh tế cao, mà trong quá trình nhân giống và nuôi trồng nấm thì sự thoái hóa của hệ sợi nấm cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng quả thể. Vì thế tôi đề xuất đề tài này nhằm khảo sát và so sánh các thành phần môi trường dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển hệ sợi trong các quá trình nhân giống từ bào tử và từ mô tế bào. Nghiên cứu này được tiến hành trên ba mẫu nấm được lấy tại những vùng khác nhau (Đà Nẵng, Bình Dương, Hà Nội). Trong nghiên cứu này đã xác định được môi trường phân lập tối ưu nhất là MP300, môi trường nhân giống cấp 1 là 200g/l Khoai tây + 25g/l Bột bắp – cám gạo + 200g/l giá đỗ + 20g/l glucose + 5g/l pepton + 0,25g/l K2HPO4 + 0,25g/l MgSO4 + 20g/l agar và môi trường nhân giống dịch thể thích hợp cho việc nhân nuôi thu sinh khối sợi tốt là 20g/l glucose + 5g/l pepton + 5g/l cao nấm men + 0,25g/l KH2PO4 + 0,25g/l MgSO4. Chọn giống mẫu dịch thể phát triển tốt nhất sang tiến hành giai đoạn ươm sợi và nuôi trồng trên công thức: 30g gạo lứt/bình + 50ml dịch khoáng (100ml/l nước dừa + 200g/l Khoai tây + 1g/l vitamin B1 + 0,5g/l MgSO4.7H2O + 0,25g/l KH2PO4). Sau quá trình nhân giống và nuôi trồng nhận thấy rằng giống nấm phân lập từ bào tử đơn cho năng suất và hình thái vượt trội hơn hẳn ở giống nấm phân lập từ mô tế bào. Do đó nên lựa chọn giống nấm phân lập từ bào tử để tiến hành nghiên cứu nhân giống và nuôi trồng nhằm đảm bảo được chất lượng của sản phẩm.
URI: http://data.ute.udn.vn:8080/jspui/handle/123456789/336
Appears in Collections:Ngành kỹ thuật môi trường

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Nguyễn Đức Bảo Trân 8AUG.pdf
  Restricted Access
3.91 MBAdobe PDFView/Open Request a copy


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.