Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://data.ute.udn.vn:8080/handle/123456789/1882
Nhan đề: Nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần nguyên liệu đến quá trình lên men enzyme rác
Tác giả: Kiều, Thị Hòa
Vũ, Văn Công
Phạm, Văn Lương
Từ khoá: Đồ án tốt nghiệp
Khoa Công nghệ Hóa học Môi trường
Năm xuất bản: 2-thá-2024
Tóm tắt: Kết quả nghiên cứu thu được đã cho thấy rằng: Giá trị pH của các nghiệm thức trong suốt 90 ngày ủ dao động từ 3,4-6,5. Đây là mức pH phù hợp với quá trình lên men GE mà tiến sĩ Rosukon Poompanvong đã nghiên cứu. Giá trị axit acetic của các nghiệm thức ủ với đường cát vàng và axit acetic của các nghiệm thức ủ với mật mía có xu hướng giảm trong suốt 90 ngày ủ, giá trị này dao động từ 0,7% - 2,2%. Trong số 4 nghiệm thức được ủ với rỉ đường, nghiệm thức RĐ1 (chỉ được ủ với vỏ dứa) có giá trị axit acetic thấp nhất trong khoảng 0,6 – 0,7%, trong 90 ngày ủ. Giá trị tổng cacbon của các nghiệm thức ủ với đường cát ĐC1 và ĐC2 có giá trị tổng cacbon của các nghiệm thức ủ với đường cát có xu hướng giảm từ 4,5% và 5,6% ở 30 ngày xuống 3% và 5,2% ở 90 ngày. Giá trị tổng cacbon của mật mía có đạt giá trị cao nhất ở nghiệm thức MM4 ở thời gian 90 ngày ủ với giá trị là 7,9% và thấp nhất ở nghiệm thức MM1 90 ngày ủ là 2,8%. Trong suốt 90 ngày ủ, giá trị chất HĐBM của tất cả nghiệm thức ủ với đường cát, nghiệm thức ủ với mật mía, tất cả nghiệm thức ủ với rỉ đường đều có xu hướng giảm rõ rệt, dao động từ 0,8%-13,8%, các giá trị này vẫn thức phù hợp với chỉ tiêu của TCVN 6971-2001.
Định danh: http://data.ute.udn.vn:8080/jspui/handle/123456789/1882
Bộ sưu tập: Ngành kỹ thuật môi trường

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
DATN_19MT_Luong-Cong. sửa sau bảo vệ (1).pdf
  Giới hạn truy cập
2.23 MBAdobe PDFXem/Tải về  Yêu cầu tài liệu


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.